Đăng nhập CFUN68
Đăng ký CFUN68

Thủy Hử cầu sinh ký là gì? Đọc Thủy Hử cầu sinh ký ở đâu?

Thủy Hử cầu sinh ký là một tiểu thuyết dựa trên tác phẩm Thủy Hử của Thi Nại Am. Cùng cfun68 tìm nơi đọc cuốn tiểu thuyết này ở bài viết sau

Thủy Hử cầu sinh ký là cuốn tiểu thuyết do tác giả Tha Lai Tự Giang Hồ viết. Nội dung cuốn sách này lấy cảm hứng từ một trong tứ đại danh tác của nền văn học Trung Quốc “Thủy Hử” của Thi Nại Am. Dù có nhiều cải biên nhưng vẫn giữ nguyên cốt truyện chính từ cuốn tiểu thuyết nguyên bản. Mời bạn cùng cfun68 tìm hiểu về thêm ở bài viết sau.

Tìm hiểu về truyện Thủy Hử

“Thủy Hử cầu sinh lý” chính là phiên bản cải biên của cuốn tiểu thuyết huyền thoại “Thủy Hử” (Thi Nại Am). Tác phẩm nguyên bản được coi là một trong 4 tác phẩm văn học vĩ đại nhất của nền văn học Trung Hoa (gồm 3 tác phẩm khác là: Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, và Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần). Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về “Thủy Hử” của Thi Nại Am qua phần nội dung sau:

Đôi nét về “Thủy Hử” của Thi Nại Am

Thủy Hử là tác phẩm theo thể loại diễn biến lịch sử do Thi Nại Am là tác giả. Câu chuyện kể về quá trình tập hợp của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc để chống lại triều đình Bắc Tống thối nát. Đồng thời, mạch khác của cuốn sách cũng nói về sự thăng tiến của Cao Cầu, từ một kẻ dân thường bất tài hèn kém, trở thành gian thần dưới triều đại của vua Tống Huy Tông.

Những vị tiền bối của núi Lương Sơn như Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí, Tống Giang, Hoa Vinh vốn đều là những quan thần ở triều đại hiện thời. Vì bất mãn, họ từ quan, gia nhập Lương Sơn Bạc hội quán và tìm lại mục đích sống của bản thân. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào – là quan về ở ẩn, là những thân phận thấp kém, bị áp bức, bóc lột, họ đều có chung lý tưởng sống, cùng tụ hội về Lương Sơn và đấu tranh cho lẽ phải.

Hoạt họa 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong Thủy Hử
Hoạt họa 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong Thủy Hử

Giới thiệu về tác giả ThI Nại Am

Thi Nại Am là một nhà văn sinh ra vào năm 1296, qua đời năm 1370. Cuộc đời của ông trải dài từ thời nhà Nguyên cho tới thời nhà Minh của đất nước Trung Hoa. Thi Nại Am là người Giang Tô, sau ông chuyển sang sinh sống tại Hưng Hóa.

Cuộc đời của ông có nhiều điểm tương đồng với những anh hùng Lương Sơn Bạc: Thi Nại Am từng làm quan cho trình đình mà Nguyên. Vì bất mãn, ông quyết định về quê ở ẩn mà sáng tác thơ văn. Thủy Hử ra đời dựa trên những câu chuyện truyền miệng về cuộc sống của những toán quân khởi nghĩa thời nhà Nguyên. Từ đây, ta thấy được những tâm tư, tình cảm của ông được truyền tải qua tác phẩm văn học để đời.

Chân dung Thi Nại Am, tác giả của nguyên tác “Thủy Hử”
Chân dung Thi Nại Am, tác giả của nguyên tác “Thủy Hử”

Thủy Hử cầu sinh ký là gì?

Thủy Hử cầu sinh ký là tác phẩm lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Thủy Hử của Thi Nại Am. Tác giả của cuốn sách là Tha Lai Tự Giang Hồ. Cuốn sách thuộc thể loại văn học mạng. Cũng chính vì điều này mà thông tin về tác giả sách khá là ít và không có sẵn ở các phương tiện truyền thông.

Thủy Hử cầu sinh ký thu hút sự chú ý của người đọc ở cách kể chuyện mới lạ dựa trên cốt truyện vô cùng quen thuộc về cuộc hành trình tập hợp và đứng lên khởi nghĩa của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Đồng thời, mượn truyện cũ, tác phẩm cũng tố cáo và vạch trần những con người tàn ác, coi dân đen như cỏ dại. Mục đích sống cao đẹp của mỗi chúng ta về sau này vẫn là lòng yêu thương, tương trợ và đùm bọc lẫn nhau, dù nghèo hèn hay cao thượng, dù giàu sang hay thấp kém.

Cuốn sách có lồng ghép những yếu tố kỳ bí, mới mẻ, Thủy Hử cầu sinh ký khai thác nhân vật tưởng chừng như bị quên lãng ở nguyên tác: Vương Luân. Vốn bị coi là nhân vật hèn mọn, là thủ lĩnh đáng bị giết trong toán quân Lương Sơn, tác giả muốn nói sâu hơn về những suy nghĩ, tâm tư của Vương Luân, nhất là sau khi nhân vật này bị giết hại bởi Tiểu Cái trong sự kiện đầu của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Cũng chính bởi vậy, gần như ngay lập tức Thủy Hử cầu sinh ký trở thành hiện tượng văn học mạng một thời tại Trung Quốc nói riêng và toàn châu Á nói chung.

Hình ảnh minh họa Thủy Hử cầu sinh ký khi phát hành tại Trung Quốc
Hình ảnh minh họa Thủy Hử cầu sinh ký khi phát hành tại Trung Quốc

Đánh giá về Thủy Hử cầu sinh ký

Nhìn chung, những độc giả của Thủy Hử cầu sinh ký đánh giá rất cao nội dung khơi mào và những chương đầu của cuốn truyện. Tuy vậy, phong độ của Tha Lai Tự Giang Hồ không giữ vững trong nửa sau của cuốn truyện. Dường như, tác giả gặp khó khăn trong việc triển khai ý tưởng vốn đã có nền móng khá vững chắc và mới mẻ.

Chính vì vậy, Thủy Hử cầu sinh ký dường như không giữ được sức hút như thời điểm ban đầu cuốn truyện ra mắt. Tại Việt Nam, Thủy Hử cầu sinh ký vẫn dừng lại ở chương 1043 và chưa có bất kỳ nền tảng nào có kế hoạch dịch tiếp nội dung.

Hình ảnh bìa cuốn sách Thủy Hử cầu sinh ký
Hình ảnh bìa cuốn sách Thủy Hử cầu sinh ký

Đọc Thủy Hử cầu sinh ký ở đâu?

Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy Thủy Hử cầu sinh ký ở rất nhiều các nền tảng đọc truyện khác nhau. Điều này cũng tương đối dễ hiểu khi Thủy Hử cầu sinh ký là một trong những tác phẩm vô cùng hot tại thời điểm nó ra mắt.

Một số đường link bạn có thể truy cập để đọc bao gồm:

  • Truyện YY: https://truyenyy.vip/truyen/thuy-hu-cau-sinh-ky/ 
  • Tầng Thư viện: https://truyen.tangthuvien.vn/doc-truyen/thuy-hu-cau-sinh-ky 
  • Từ Chấn Giới: https://tuchangioi.net/thuy-hu-cau-sinh-ky/ 
  • Truyện Chữ: https://truyenchu.vn/thuy-hu-cau-sinh-ky 
  • Truyện CV: https://m.truyencv.vn/truyen/thuy-hu-cau-sinh-ky/ 

Trên đây là những chia sẻ của cfun68 về Thủy Hử cầu sinh ký, một trong những hiện tượng của làng văn học mạng Trung Quốc. Cuốn truyện này lấy cảm hứng từ Thủy Hử, một trong Tứ đại danh tác của nền văn học Trung Hoa. Khai thác ý tưởng mới lạ từ một cốt truyện quen thuộc, Thủy Hử cầu sinh ký nhanh chóng thu hút được sự chú ý của người đọc bởi những cải biên vô cùng hợp lý của một tác giả vô cùng am hiểu nguyên tác. Nếu bạn là fan hâm mộ của Thủy Hử, đây chắc chắn là tác phẩm không thể bỏ qua.

Thuộc sở hữu của cfun68:

https://www.facebook.com/cfun68.club/
https://www.linkedin.com/in/cfun68in/
https://cfun68in.blogspot.com/
https://twitter.com/cfun68in
https://bit.ly/cfun68in
https://getpocket.com/@cfun68in
https://www.diigo.com/profile/cfun68in